Bé bị hăm tã có lẽ là điều mẹ hầu như mẹ nào cũng đã gặp phải. Nhất là lúc bé sơ sinh, trong tháng đầu tiên, làn da của bé vô cùng nhạy cảm, nếu mẹ có “lỡ” xài bỉm không hợp da con là nó nổi hăm đỏ thương lắm luôn. Và người làm mẹ vô cùng lo lắng, nhìn xót con lắm mà lại chưa có cách xử lý, liền tìm đến chị google. Chúc mừng mẹ tìm đúng bài rồi nha. Với kinh nghiệm của một người mẹ có con bị hăm tã do dị ứng tã lúc mới sinh, mình sẽ chỉ các mẹ cách chữa cho bé mau lành nhé.
Dấu hiệu bị hăm tã ở trẻ
Trẻ bị hăm tã thì phần da xung quanh mông và bộ phận sinh dục (BPSD) của trẻ sẽ bị nổi mẩn đỏ, trẻ sẽ bị ngứa ngáy khó chịu. Nếu mẹ cứ tiếp tục mặc tã cho trẻ thì khi tã cà vào da bé, bé sẽ vừa đau vừa ngứa, và lại tiếp tục hăm không khỏi. Nguyên nhân thì cũng có nhiều. Bé sơ sinh làn da vô cùng nhạy cảm, nếu bề mặt bỉm không khô thoáng hoặc tã bỉm làm từ chất liệu không tốt, thì bé sẽ bị dị ứng mẩn đỏ ngay.
Cách chữa hăm tã ở trẻ
Trước khi tìm đến các loại thuốc tây ở tiệm thuốc, theo mình mẹ nên thử các bài thuốc nam (thuốc từ lá cây hoa quả) vì dù sao nó cũng “lành” hơn thuốc tây nhiều. Với các bé bị hăm tã, mẹ hãy thử với nước chè xanh nhé. Lá chè xanh rửa thật sạch, vò nhẹ để phần lá dập (để ra nước chát), rửa xong để ráo. Sau đó mẹ đun với nước sôi một lát rồi đậy nắp nồi lại, đợi cho lá chè ra nước. Mẹ nên nấu đặc xíu, bỏ nhiều chè vào, để sau khi nguội thì mình cất vào một cái bình.và sử dụng được trong ngày. Mỗi lần rửa cho bé, mẹ dùng một ít nước sôi pha với nước chè đặc để nguội là có nước ấm rửa cho bé rồi. Chăm chỉ rửa ngày 4-5 lần bé sẽ rất nhanh khỏi. Mẹ lưu ý khi phát hiện bé bị hăm do tã thì mẹ ngừng ngay việc sử dụng tã đó đi nhé. Để bé mặc quần hoặc dùng giấy lót tạm 1-2 ngày để xử lý xong vết hăm đã. Ngoài lý do hăm do tã có thể bé bị hăm do dị ứng phấn rôm (nếu mẹ có dùng). Trước bé nhà mình bị dị ứng ngay và luôn khi mình vừa bôi một ít phấn rôm vào nên từ đó mình không bao giờ dùng phấn rôm lại luôn. Sử dụng nước chè lau rửa hằng ngày cũng rất sạch nhé mẹ, không phải chỉ dùng khi bị hăm đâu. Nhưng nếu mẹ chăm thì làm còn nếu ngại nấu thì bình thường cứ rửa sạch sẽ, thay bỉm thường xuyên cho con là được. Nước chè xanh cũng có thể trị hăm cổ khi mà bé bú sữa mẹ bị chảy và kẹt ở cổ gây hăm đỏ. Mẹ cứ lau rửa và để khô thoáng thì bé sẽ khỏi rất nhanh nhé, tin mình đi. Nếu nhà mẹ không có chè xanh, mẹ hãy thử nước trà nhé, vì bản chất trà chính là chè xanh phơi khô mà. Lá chè như hình ảnh dưới đây cho mẹ nào không biết nhé.
Một cách nữa nếu mẹ thực sự không nấu nước chè được, thì mẹ hãy lựa chọn các sản phẩm từ hiệu thuốc thôi. Nhà mình thì có dùng kem Sudo crem, một lọ giá tầm gần 100k, khá ok mẹ ạ. Ngoài sudo, mẹ có thể tham khảo các loại kem yoosun rau má, kem em bé,… Một điều mẹ chú ý khi bôi bất kỳ thứ gì cho con là nhớ đọc hướng dẫn sử dụng và thành phần nhé. Da trẻ còn nhạy cảm, mẹ tuyệt đối không tự ý dùng các sản phẩm có chứa corticod mẹ nhé. Ví dụ như tuýp Eumovate dưới đây chỉ dùng cho trường hợp được bác sĩ kê dùng, và chỉ bôi mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần bé tí như hạt đậu xanh thôi. Chứ mình thấy nhiều mẹ khen thuốc này nhạy, rồi đến lúc thấy con hăm đỏ cũng lôi ra dùng thì sẽ rất nguy hiểm cho bé đó nhé.
Kem Sudo crem có thể dùng cả khi bé không bị hăm
Eumovate có chứa Corticod, chỉ dùng khi bác sĩ kê
Tổng kết
Trẻ em bé bỏng và rất dễ bị tổn thương bởi các tác nhân bên ngoài. Vì vậy, để tránh hăm tã ở trẻ, mẹ hãy chịu khó rửa sạch sẽ và thay tã bỉm thường xuyên cho bé nhé. Tránh không mua các loại tã bỉm trôi nổi không rõ nguồn gốc xuất xứ, không ham giá rẻ quá mà xài mấy loại bỉm chần bán theo lố 100 cái nhé mẹ. Nếu có điều kiện, mẹ tham khảo bỉm Merries, Moony, Goldgi là bỉm Nhật, còn không mẹ cứ chọn các loại bỉm thông dụng như Pamper, Bobby, Huggies cũng là các hãng lớn có thương hiệu mẹ nhé. Cuối cùng, Chuyên review mong những thông tin trên là hữu ích với mẹ, chúc mẹ và bé luôn khỏe nhé ạ.